Friday, December 26, 2014

Trí Tuệ Người Xưa

Tâm & Kế Của Người Do Thái

Trí tuệ Do Thái - Lời mở đầu, chương 1

GIÁO TRÌNH: TÌM HIỂU LỊCH SỬ DÒNG HỌ ĐẶNG

Chủ biên : KTS ĐẶNG VĂN THẢO
LỜI NÓI ĐẦU :Thể theo nguyện vọng của bà con họ Đặng cả nước, BLLTQ HỌ ĐẶNG VN sẽ biên soạn chương trình giới thiệu lịch sử họ Đặng để bà con tìm hiểu, Giáo trình này được biên soạn đơn giản , dễ hiểu, mỗi bài chỉ đăng gọn trên một trang giấy A4, Bài sẽ được giới thiệu trên trang WEB dangtocvietnam.com và gửi trực tiếp vào các hộp thư điện tử của các tỉnh thành.

BÀI THỨ NHẤT
HỌ ĐẶNG VIỆT NAM CÓ TỪ THỜI XA XƯA
1-Tích xưa : trong thư viện của ủy ban khoa học xã hội Việt Nam ở 26 phố Lý Thường Kiệt, thành phố Hà Nội có lưu giữ rất nhiều tư liệu thần tích thần sắc, sự tích các thành hoàng làng. Trong đó thần tích thần sắc người họ Đặng có tới 83 tư liệu. trong bài này chúng tôi chỉ giới thiệu một số thành hoàng để chứng minh cho câu : Họ Đặng Việt Nam có từ thời vua Hùng
* Đặng Hoàng thờ vua Hùng thứ 6
*Đặng Oáng Đại Vương thời vua Hùng thứ 18 có công dẹp loạn, Khi Ngài mất được nhân dân lập đền thờ. Nơi thờ Ngài được tôn thờ là Thành Hoàng tại thôn Tháp Dương, xã Trung kênh , huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Đền thờ có 13 đạo sắc phong
*Đặng Công Oanh Đại Vương, thời vua HÙng thứ 18, đền thờ tại Phủ Quốc Oai, Hà Nội với 6 đạo sắc phong.
2-Theo Quốc sử :
* Thời Hai Bà Trưng : Có ngài Đặng Thi Sách con ông Đặng Uây, chồng bà Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại. Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, Có một gia tộc họ Đặng vùng này đã tòng quân giúp Hai BÀ Trưng Đánh giặc.

BÀI THỨ HAITừ đầu Công nguyên vào năm Giáp ngọ ( 34 ) Nhà đại Hán cử Tô Định sang làm Thái Thú ở Quận Giao Chỉ nước Việt. Tô Định đưa ra các chính sách cai trị vô cùng hà khắc, vô cớ giết chết những người dân vô tội, coi mạnh sống của dân lành không bằng giống ngựa trâu. Thời đó có Đặng Thi Sách làm quan ở quận Giao Chỉ, Ông là con trai Đặng Công, lạc tướng quận Châu Diên và bà Vũ thị Ngọc Diệu. Phu nhân của Đặng Thi Sách là Trưng Trắc con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh. Vì có lòng yêu nước thương dân nên Đặng Thi Sách đã viết Từ Lệnh cảnh cáo quan Thái Thú Tô Định, đòi hắn không được coi thường mạng sống của dân lành, đồng thời ông kêu gọi nhân dân kiên quyết chống lại chính sách cai trị hà khắc của bọn quan quân nhà Hán dưới trướng Tô Định . Tên Thái Thú Tô Định vốn bản chất hung bạo tàn ác, được tin Đặng Thi Sách chống lại ,hắn đã kéo quân đến Chu Diên giết hại Ông.
Căm thù Tô Định giết hại dân lành, bày đặt những chính sách cai trị giã man, lại giết cả chồng mình, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đứng lên phất cờ khởi nghĩa, giết chết Tô Định, đó là mùa thu năm Canh Tý ( năm 40 ). Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ huyện Mê Linh rồi nhanh chóng lan ra các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố…. Khí thế khởi nghĩa Hai Bà Trưng bừng bừng như long trời lở đất, chứng tỏ lòng căm thù giặc ngoại xâm đã dồn nén lâu ngày nay được dịp đứng lên đấu tranh đòi quyền được sống giả phóng cho mình, cho đất nước Việt. Nhiều người con ưu tú của đất Việt đã hội tụ về đây cùng Hai Bà Trưng đánh giặc. Trong số đó phải kể đến Con Trai hầu tướng Đặng Long và bà Phạm Thị Phương là : Đặng Cả , Đặng Hai và Đặng Ba đã hăng hái kéo năm nghìn sĩ tốt và hơn bốn mươi người thân trong tộc họ về Mê Linh yết kiến Hai Bà Trưng và chung lòng đánh giặc.
Vì nợ nước, thù nhà, được muôn dân trăm họ đồng lòng, khởi nghĩa đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, mở đầu việc giành lại độc lập cho nước Việt.

“Đô kỳ đóng cõi Mê linh


Lĩnh Nam riêng một Triều Đình nước ta”

Cơ đồ của Hai Bà Trưng chưa xây dựng được bao lâu thì nhà Hán đã sai Mã Viện, một viên tướng giỏi, tàn bạo kéo sang xâm chiếm nước ta. Thế của giặc mạnh cộng với quyết tâm xâm lược, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã thất bại. Ba tướng quân nhà họ Đặng đã cùng Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết trên sông Hát Môn để lại tiếng thơm muôn đời về đức hy sinh và ý chí căm thù giặc của người dân nước Việt, cũng như khởi đầu cho truyền thống “ Tiết Liệt Cương Trung, Trung Thần Hiếu Tử “ của nhà họ Đặng mà đời sau này cha con Đặng Tất , Đặng Dung nối tiếp.

BÀI THỨ BAĐến thời tiền Lê, Ông Lê Mịch và Đặng Thị Sen quê ở Thọ Xuân Thanh Hoá đã có công nuôi dạy Lê Hoàng và sau này trở thành Hoàng Đế Lê Đại Hành, mỗi lần xuất quân đánh giặc ông đều về đền thờ Tổ ngoại Đặng Oánh Đại Vương ở thôn Tháp Dương xã Trung Kênh ,huyện Gia Lương ,tỉnh Bắc Ninh để làm lễ xuất quân.
Đến thời nhà Lý có Thái Phó Đặng Văn Hiếu, một vị quan đầu triều nhà Lê, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế thì phong Đặng Văn Hiếu làm Thái Phó (ĐVSKTT). Chúng ta chưa có điều kiện sưu tầm hết những danh nhân họ Đặng nhưng chỉ cần lướt qua những trang sử của dân tộc đã cho ta biết tổ tiên họ Đặng ta đã có từ lâu đời. Người họ Đặng ta có nhiều nhân vật đã đóng góp vào sự tồn tại và cường thịnh của dân tộc ta. Là một công dân họ Đặng chúng ta tự hào về truyền thống của tổ tiên. Nhân tài họ Đặng như sao sáng mùa thu, gia phả họ Đặng từ xưa đều do Công, Hầu, Khanh Tướng, Tiến Sĩ, Quan lại ghi chép. Mỗi trang sách, mỗi lời tựa đề đều là những điều nhắc nhở hậu thế phải giữ lấy cội nguồn, phải nhớ công lao cần khổ và khí tiết giản dị của tổ tiên. Tổ tiên ta tích Đức hang nghìn năm mới có ngày hôm nay. Những trang sử vàng của dân tộc do các bậc tiền nhân soạn thảo đã lưu danh nhiều danh nhân họ Đặng. Những nhà thờ, bia đá, câu đối, sắc phong, lăng mộ là những chứng tích lịch sử dòng họ ta. Nhiều thế hệ cha ông đã dày công ghi chép, sao lục, dạy dỗ con cháu luôn giữ gìn truyền thống dòng họ chúng ta. Bởi vậy thế hệ ngày nay phải không ngừng chăm lo đến dòng chảy của giống nòi. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với những con người muốn làm thay đổi cội nguồn tổ tiên với bất cứ mục đích gì. Cụ tổ đầu tiên được gia phả làng An để , huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ghi rõ là ông Đặng Phúc Mãn sinh vào thời vua Lý Thần Tông (1128). Như vậy nếu tôn ông có tên đầu tiên trong gia phả thì ông Đặng Phúc Mãn là Thủy tổ của dòng họ chúng ta chứ không phải ông Trần Văn Huy, một người không phải họ Đặng sống vào thời nhà Lê, ở thế kỷ thứ 15 là Thủy tổ như một số người tuyên truyền không có chứng cứ. Lịch sử dòng họ ta sáng ngời như trăng rằm đêm thu, hùng vĩ như núi Thái sơn, tổ tiên ta có tình yêu bao la như biển cả mênh mông và là một dòng chảy không ngừng cùng với các dòng họ khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam viết nên trang sử vàng chói lọi của đất nước ta.
ài 4: Nguyên nhân một số bà con họ Đặng nhầm lẫn cội nguồn

I- NGUYÊN NHÂN MỘT SỐ BÀ CON HỌ ĐẶNG TA Ở LƯƠNG XÁ NHẦM LẪN CỘI NGUỒN , CHO RẰNG HỌ ĐẶNG Ở ĐÂY LÀ HỌ TRẦN ĐỔI THÀNH VÀO NĂM 1511.
1- Đi tìm tài liệu : họ Đặng vùng Lương xá là một vọng tộc, tổ tiên ta ở đây nối đời làm quan, là nơi phát tích của họ Đặng từ đầu công nguyên (theo ĐVSKTT) vì vậy ở đây tổ tiên ta đã viết rất nhiều quyển phả. cụ thể như sau:
- Đặng tộc đại tông phả do Yên Quận Công Đặng Tiến thự biên soạn, và Ứng Quận Công Đặng Đình Tướng tục biên.
- Đặng gia phả ký tục biên do cụ Đặng Đình Quỳnh vâng lệnh cha là Đặng Đình Tướng gộp hai phả trên viết lại.
- Phả của Đô đốc Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Đông Biên Soạn.
- Phả của cụ Đặng Đình Luyện phụng sao vào năm Hoàmg Triều Chiêu Thống nguyên niên
- Đặng gia phả ký của nhà báo Đặng Văn Phái viết năm 1938
Và một số quyển phả tục biên khác .
Chúng ta có nhận xét về các quyển phả trên như sau:
-Tất cả các quyển phả trên đều giống nhau một điều quan trọng sau đây cụ Đặng Lâm là thuỷ tổ họ Đặng lương xá và có một tông đồ giống nhau :
ĐẶNG LÂM > ĐẶNG LỘI > ĐẶNG CHÍ > ĐẶNG ĐIỆN > ĐẶNG HUẤN (sinh năm 1519)> ĐẶNG TIẾN VINH > ĐẶNG THẾ TÀI > ĐẶNG TIẾN THỰ > ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNG…

Nhưng có hai quan điểm khác nhau về cội nguồn.
Quan điểm thứ nhất họ Đặng Lương xá có từ xa xưa dựa vào
+Đặng tộc Đại tông phả
+ Đặng gia phả ký tục biên
+ Phả của cụ Đặng Đình Luyện
Quan điểm thứ 2 họ Đặng Lương Xá có từ gốc Trần dựa vào
+ Đăng gia phả ký toản chính thực lục của Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Đông gồm 6 tập
+ Đặng Văn Phái viết năm 1938
- Quyển phả của Đặng Tiến Đông viết sau phả của cụ Đặng Tiến Thự khoảng 135 năm.
- Phả cụ Đặng Văn Phái viết sau phả cụ Đặng Tiến Thự 270 năm.
Một câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu, không phải chỉ người họ Đặng mà cả các nhà sử học.
2- Có được bộ phả 6 quyển của cụ Đặng Tiến Đông ta lần dở từng quyển để xem thì thấy rằng :
- Chữ Hán trong quyển đầu không giống chữ các quyển 2,3,4,5,6, giấy của quyển đầu là giấy màu vàng, khác với giấy bản cũ của các quyển về sau.
- Trong các quyển 2,3,4,5,6 có đóng dấu Thư viện trường Viễn Đông Báccổ Pháp nhưng quyển đầu tiên không có dấu này mà chỉ có dấu thư viện Hán Nôm thời nay
- Quyển đầu lại chèn cài vào các chữ số Ả Rập để giải thich niên đại như Kiến ia tứ niên 1214, thiên chương hữu đạo nhị niên 1225. Điều này ta có thể lhẳng định ngay là không phải cụ Đặng Tiến Đông viết quyển đầu vì thời cụ chưa học chữ Quốc Ngữ.
- Tên người viết trong quyển đầu ghi là Đại Đô Đốc Đông lĩnh hầu Đặng Tiến Đông, còn các quyển sau ghi là Đô Đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông, sự khác nhau đó nó quan hệ đến đạo đức người xưng danh. Cụ Đặng Tiến Đông không bao giờ xưng là Đại Đô Đốc trong khi mình chỉ là Đô Đốc.
Từ một số vấn đề trên rất nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ quyển đầu không phải do cụ Đặng Tiến Đông viết.“Quyển đầu và các quyển sau không phải là những đứa con cùng một mẹ.” đó là nhận xét của giáo sư sử học Đỗ Văn Ninh viết trong sách “ Cội nguồn 5, trang 57 nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2002.
- Nhà nghiên cứu Tiến sĩ Ngô Thế Long trong “Đặng Gia Phả Ký “ xuất bản năm 2008 cũng tỏ ý nghi ngờ nhận xét về quyển đầu là : có nhiều sủa chữa,sai sót…
Ban phả tộc họ Đặng Việt Nam nhận xét thấy đây là một vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn nhưng chắc chắn đây là một quyển phả giả mới được đưa vào viện Hán Nôm gần đây, để rồi từ đó làm sai cội nguồn dòng họ Đặng ở Lương xá. Và như chúng ta đã biết Lương Xá là Thánh địa của họ Đặng Viêt Nam. Họ Đặng Lương Xá mà là gốc Trần thì >90% người họ Đặng là gốc Trần.

ĐI TÌM NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ TRONG QUYỂN PHẢ GIẢ

QUYỂN ĐẦU TRONG BỘ PHẢ 6 QUYỂN CỦA ĐÔ ĐỐC ĐÔNG LĨNH HẦU ĐẶNG TIẾN ĐÔNG LÀ QUYỂN PHẢ GIẢ CÓ TÊN GỌI :” ĐẶNG GIA PHẢ NGOẠI KÝ TOẢN CHÍNH THỰC LỤC”. TRONG ĐÓ CÓ LỜI GIỚI THIỆU GIẢ CỦA NGÔ THÌ NHẬM.
-Nội dung của quyển phả ngoại ký được cho là Đăng Tiến Đông viết chép lại từ quyển phả “ PHÙ ĐỔNG ĐẶNG” do ông Mậu Thưởng viết theo “ bản chép cũ của ông chú ruột” Như vậy quá rõ ràng là Đông lĩnh hầu Đặng Tiến Đông không viết quyển này vì lúc đó ông chưa sinh. Còn lời giới thiệu của Ngô Thì Nhậm thì viết giả hoàn toàn vì ông ta sống cùng thời với Đặng Tiến Đông.
- TÔNG ĐỒ HỌ ĐẶNG VÙNG LƯƠNG XÁ NHƯ SAU :
1 ĐẶNG LÂM
2 ĐẶNG LỘI
3 ĐẶNG CHÍ
4 ĐẶNG ĐIỆN
5 ĐẶNG HUẤN( 1519)
6 ĐẶNG TIẾN VINH
7 ĐẶNG THẾ TÀI
8 ĐẶNG TIẾN THỰ
9 ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNG

Từ đó cho ta biết từ cụ Đặng Huấn xuống đến cụ Đặng Đình Tướng cách nhau Hơn 25 năm một đời người. Từ cụ Đặng Huấn trở lên đến cụ Đặng Lâm nếu khoảng cách như vậy thì cụ Đặng Lâm sinh vào khoảng năm 1406- 1412, tuổi này tương đương với tuổi Tiến sĩ Trần Văn Huy.
- NĂM 1511 ÔNG TRẦN LÂM CON ÚT CỦA TIẾN SĨ TRẦN VĂN HUY SỢ TRU DI TAM TỘC NÊN CHẠY TRỐN VỀ LƯƠNG XÁ ĐỔI THÀNH HỌ ĐẶNG, ĐÓ LÀ LẬP LUẬN LÂU NAY CỦA MỘT SỐ NGƯỜI HỌ ĐẶNG GỐC TRẦN, DO VẬY HỌ ĐĂNG LƯƠNG XÁ LÀ HỌ ĐẶNG GỐC TRẦN(?)
Nếu có sự kiện đó và có một ông Trần Lâm thật trốn về Lương xá thì ông Trần Lâm và ông Đặng Lâm là hai ông hoàn toàn khác nhau, bởi vì :
+ Từ năm 1511 đến khi sinh ra ông Đặng Huấn (1519) có 8 năm, làm sao có thể sinh ra được 5 đời người. Giả sử khi trốn về Lương xá ông Trần lâm cùng ông Đặng Lội, Đặng Chí, Đặng Điện cùng chạy về thì lúc này ông Trần Lâm cũng đã gần 125 tuổi ( theo khoa hoc thì một đời người bình quân 25 năm), như vậy ông sẽ nhiều tuổi hơn cha mình là Tiến sĩ Trần Văn Huy sinh năm 1410 ( ? ).
+ Khi chạy trốn về Lương xá đổi họ Đặng thì nhất định ở đây đã có họ Đặng để che chở cho những người đổi họ, hơn thế nữa họ Đặng ở đây phải là một dòng họ đông đúc, có thể có ảnh hưởng lớn trong vùng.
+ Tại Phủ thờ họ Đặng ở Lương xá có đôi câu đối của vua Lê ban tặng :
“ CỰ MẠC PHÙ LÊ, CÔNG TẠI HOÀNG GIA , DANH TẠI SỬ- QUANG TIỀN DỤ HẬU SINH VI LƯƠNG TƯỚNG TỬ VI THẦN “
NGHĨA LÀ : Tổ tiên họ Đặng Lương xá có công chống lại nhà Mạc, phò nhà Lê. Công này đã được ghi công tại Hoàng Gia, Danh thơm dong họ sáng ngời trong sử sách. Dòng họ đời trước sáng ngời đạo đức, đời sau sống có hậu. Khi đang sống thì làm tướng, khi đã chết thì làm Thần”
Ông Trần Tuân chống lại nhà Lê, sao vua lại ban tặng cho tổ tiên ông đôi câu đối này ( ?). Vì vậy họ Đặng ta ở Lương xá không phỉa là họ của ông Trần Tuân, Trần Lâm nào đó khi trốn về đây.


BÀI THỨ NĂM
BÁC ĐẶNG TRẦN ĐẢNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIA TỘC NHỮNG NGƯƠÌ HỌ ĐẶNG CÓ GỐC TỪ HỌ TRẦN LẬP TÔNG ĐỒ CHO HỌ ĐẶNG LÀNG HÀNH THIỆN, XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐỂ BIẾN BÁC TRƯỜNG CHINH TỪ HỌ TRẦN SANG HỌ ĐẶNG.
BÀ CON THỬ NGHIÊN CỨU XEM CÓ ĐÚNG KHÔNG.
TỔ ĐỜI THỨ NHẤT :TRẦN VĂN HUY SINH NĂM 1410
TỔ ĐỜI THỨ HAI: ĐẶNG LÂM SINH NĂM 1412
TỔ ĐỜI THỨ BA : ĐẶNG LỘI SINH NĂM 1430
TỔ ĐỜI THỨ TƯ : ĐẶNG CHÍ SINH NĂM 1451
TỔ ĐỜI THỨ NĂM : ĐẶNG ĐIỆN SINH NĂM 1480
TỔ ĐỜI THỨ SÁU : ĐẶNG HUẤN SINH NĂM 1519
TỔ ĐỜI THỨ BẢY : ĐẶNG TIẾN VINH SINH NĂM 1538
TỔ ĐỜI THỨ TÁM : ĐẶNG THẾ KHANH SINH NĂM 1595
( con thứ 9 của cụ Đặng Tiến Vinh)
TỔ ĐỜI THỨ CHÍN : ĐẶNG CHÍNH PHÁP SINH NĂM1527
( Thuỷ tổ họ Đặng bác Trường Chinh)
BÁC ĐẶNG TRẦN ĐẢNG “ NGHIÊN CỨU RA” CỤ TỔ ĐẶNG CHÍNH PHÁP LÀ HẬU DUỆ ĐỜI THỨ 9 CỦA CỤ TỔ TRẦN VĂN HUY, NÊN BÁC TRƯỜNG CHINH LÀ HỌ TRẦN. DỰA THEO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA BÁC CHỦ TỊCH, GIÁO SƯ ĐẶNG ĐỨC AN, BÁC ĐẶNG XUÂN ĐỈNH, BÁC ĐẶNG XUÂN PHI CŨNG VIẾT PHẢ CHO HỌ ĐẶNG LÀNG HÀNH THIỆN, XÃ XUÂN HỒNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH NHƯ VẬY.
BÀ CON HỌ ĐẶNG QUÊ BÁC TRƯỜNG CHINH RẤT BĂN KHOĂN VÌ CỤ ĐẶNG CHÍNH PHÁP LÀ CON MÀ LẠI HƠN CHA MÌNH ĐẾN 68 TUỔI.
BÀ CON HỌ ĐẶNG CÓ GỐC TỪ LƯƠNG XÁ CŨNG RẤT LẠ LÀ TẠI SAO THUỶ TỔ ĐẶNG LÂM LẠI KÉM CHA MÌNH CÓ 2 TUỔI
CHỈ XEM QUA CHÚNG TÔI THẤY RẰNG BÁC CHỦ TỊCH ĐẶNG TRẦN ĐẢNG, GIÁO SƯ ĐẶNG ĐỨC AN ,BÁC ĐẶNG XUÂN ĐỈNH, BÁC ĐẶNG XUÂN PHI LẬP TÔNG ĐỒ NÀY KHÔNG ĐÚNG.
TÀI LIỆU CỦA BCHTW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NÓI RÕ : “ ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH TÊN THẬT LÀ ĐẶNG XUÂN KHU, QUÊ QUÁN Ở LÀNG HÀNH THIỆN…”BÀ CON NÊN TIN TÀI LIỆU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, ĐỪNG TIN TÀI LIỆU CỦA BÁC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIA TỘC ĐẶNG TRẦN.
Đặng Văn Thảo


Nho giáo trong tâm thức và hành xử của Đặng Huy Trứ

NHO GIÁO TRONG TÂM THỨC VÀ HÀNH XỬ CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
    Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), tự là Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai; pháp danh là Hải Đức; quê ở làng Thanh Lương, nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    Sinh thời ông là một nhà Nho - một trí thức yêu nước chân chính. Những việc ông làm - nêu tấm gương “liêm cần” trong chốn quan trường; lo tự cường dân nước đánh đuổi bọn ngoại xâm, khôi phục lại độc lập, chủ quyền cho đất nước. Ngoài ra, những trước tác thơ văn của ông là những hạt châu ngọc đóng góp vào kho tàng văn học nước nhà.
    Trong bài viết này, chúng tôi muốn tìm hiểu Nho giáo đã ảnh hưởng đến tâm thức và hành xử của Đặng Huy Trứ như thế nào, để tạo nên một bản thể - một nhân cách Đặng Huy Trứ hiện hữu.
    Thiết nghĩ Đặng Huy Trứ cũng như muôn người đương đại không thể tránh khỏi những ảnh hưởng, chi phối của yếu tố thời thế.
    1. Thời thế mà Đặng Huy Trứ sinh trưởng
    Thực tế cho thấy sự xác lập triều Nguyễn là cả một quá trình lịch sử lâu dài, gian khổ từ Nguyễn Hoàng (1558 - 1612) đến Nguyễn Gia Long. Đất nước được mở rộng, thống nhất, trật tự xã hội được ổn định trở lại. Trên nền tảng của xã hội kinh tế tiểu nông, nhà Nguyễn ra sức củng cố hệ ý thức Nho giáo - vốn xuất xứ từ Trung Hoa.
    Tuy nhiên Nho giáo (Tống nho) vào đến Việt Nam đã bị khúc xạ. Vì hoàn cảnh, trong đó gia đình là hạt nhân của xã hội ở Việt Nam khác với đại gia đình theo chế độ tông tộc ở Trung Quốc. Đạo trung - hiếu - tam cương, rường cột của Tống nho là tín điều bất biến, “thiên kinh địa nghĩa” đối với người quân tử - kẻ sĩ Trung Hoa. Vai trò của các đại tộc theo chế độ tông tộc cực kỳ to lớn đối với mỗi thành viên trong gia tộc khi thực thi đạo “hiếu”. Đến thời Minh - Thanh, do tác động của nền kinh tế hàng hóa, đã đặt ra yêu cầu cải biến Tống nho cho phù hợp với thực tế hơn (từ kinh học đổi mới Tống nho). Khảo chứng thực học đời Thanh phát triển hơn hẳn các thời trước. Các nhà Nho học Diêm Nhược Cừ, Hoàng Tông Hy, Cố Viêm Vũ... khảo chứng tư liệu cổ sử, kinh sách Nho giáo của Chu Hy đã làm, phân biệt thật giả trong kinh sách. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Ngọc Vương, bản chất của thực học là đề cao cái “thực”, phế bỏ cái “hư”. “Thực học đề cao kinh thế trí dụng” thành tư tưởng “kinh tế - chính trị cứu đời”(1). Một số nhà thực học đòi hỏi “công thương giai bản” (công thương đều là gốc) đối lập với tư tưởng Nho giáo truyền thống “trọng nông ức thương”; hoặc nên coi quan hệ vua - tôi, thầy - trò, chồng - vợ như quan hệ bạn bè(2). Tư tưởng thực học có ý nghĩa cách mạng lúc bấy giờ.
    Trong khi đó Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX vẫn là Tống nho (Trình - Chu), không có tình trạng “phản truyền thống” như ở Trung Quốc. Nho giáo không còn là thời thịnh, nhưng không phải đã hết tác dụng. Nhà Nguyễn ra sức củng cố hệ tư tưởng Nho giáo bằng nhiều biện pháp: giáo dục, khoa cử; thường xuyên mở các khoa thi chọn Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân, Tú tài. Bằng pháp luật thể chế hóa tư tưởng Nho giáo, thông qua các điều luật để duy trì đạo trung hiếu, Nhà nước ấn hành kinh sách Nho giáo làm sách giáo khoa cho hệ thống nhà trường, các sĩ tử chuẩn bị vượt qua các kỳ thi “học quan” (học để làm quan). Minh Mạng (1820 - 1840) cho ban bố rộng rãi Huấn điều gồm 10 mục nằm chấn hưng Nho giáo(3). Tự Đức cũng cho ấn hành rộng rãi Thập điều diễn nghĩa bằng chữ Nôm để “từ hoàng thân cho đến các quan, dân các xã thôn, mỗi người đều một bản” (4), nhằm duy trì, củng cố nho phong. Bằng biểu dương nêu khen những bề tôi tiết nghĩa, những người phụ nữ “tiết hạnh khả phong”; hoặc nhiều làng quê được cấp biển “mỹ tục khả phong”, “thiện tục khả phong”.
    Nhìn chung Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX có phần được củng cố hơn thời Hậu Lê - Nho giáo khủng hoảng (phần đông các nhà Nho theo thời, ít người “ngu trung” theo kiểu Lý Trần Quán). Tình hình đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới từng gia đình, nhiều đời Nho học, và cá thể, nhất là những người học Nho. Vốn sinh ra trong một gia đình nhiều đời Nho học, ngay từ nhỏ Đặng Huy Trứ đã được tiếp thu cả một khối kiến thức của Khổng - Mạnh do gia đình truyền dạy. Từ ông nội Đặng Quang Tuấn (1752 - 1825), thân sinh Đặng Văn Trọng (1799 - 1849) đều qua cửa Khổng sân Trình song không ra làm quan mà ở lại quê nhà Thanh Lương làm thầy dạy trường tư. Ông bác Đặng Huy Trứ là Đặng Văn Hòa (1791- 1865) đậu Cử nhân và ra làm quan trải nhiều chức tới Thượng thư Bộ công kiêm quản Hàn lâm viện, Thượng thư Bộ Lễ, Thượng thư Bộ Hình kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Ngay từ nhỏ Đặng Huy Trứ đã được cha kèm cặp. Năm 9 tuổi mới thực vào lớp, năm 12 tuổi thì biết cách ngắt câu khi đọc “Ngũ kinh”, “Tả truyện” và “Tam sử”:
“Cha tôi truyền dạy cho ý chính từng chương, lý lẽ từng đoạn rõ ràng như dạy đứa trẻ chưa biết chữ nào. Năm 14 tuổi, tôi mới hơi thông hiểu thể văn Tam trường (Đặng Dịch Trai ngôn hành lục)”(5).
    Sau này, khi Đặng Huy Trứ học cao, đi thi Hội trúng cách đỗ Tiến sĩ (nhưng do phạm húy nên bị cách và phạt đánh 100 roi, đi dạy học và làm quan ông vẫn không quên: “Cái học sáu kinh của gia đình truyền cho, chớ coi nhẹ mà vứt bỏ (Tự răn III). Kiến thức Nho học mà Đặng Huy Trứ học được từ gia đình, từ những người thầy như Cử nhân Đỗ Huy Viêm, Phó bảng Lê Thế Quán (Thanh Hóa), Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tạo (Đông Ngạc - Hà Nội), từ kinh sách Khổng - Mạnh, học ở bạn đồng liêu và học ở nhân dân trên hoạn lộ đã tạo nên một Nho sĩ Đặng Huy Trứ với một cách suy nghĩ và hành xử thức thời - khả ái. Trong hoàn cảnh xã hội mà các chuẩn mực Nho giáo không còn là “khuôn vàng thước ngọc” của kẻ sĩ, Đặng Huy Trứ trong tâm thức và xuất xử không cứng nhắc, mà luôn sáng suốt, năng động. Tự thân Đặng Huy Trứ là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân.
    2. Tâm thức và hành xử của Đặng Huy Trứ - về đạo trung - hiếu
    Đặng Huy Trứ từng trước tác nhiều: Sách học vấn tân (1850), Vũ kinh trích chú (1854), Từ thụ yếu quy (1867), Đặng Hoàng Trung thi sao (1867), Đặng Dịch Trai ngôn hành lục (1868). Ngoài những lĩnh vực thuộc chuyên môn học thuật liên quan đến giáo dục, quân sự, kinh tế, văn hóa (thơ - văn), tác giả đề cập tới nhiều vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng Nho giáo. Về tư chất của người làm quan phải “liêm cần”. Trách nhiệm của người làm quan trước vua và dân, lo trước vui sau (lẽ xuất xử). Quan niệm về dân - dân là gốc nước. Việc giữ gìn thanh danh nhà Nho v.v. như vấn đề nêu ra ở trên, trước hết chúng tôi chú trọng tìm hiểu về trung - hiếu theo cách hiểu và hành xử của ông - tức từ cái gốc trọng Nho trong thời đại của ông.
    Nho giáo vốn dĩ rất coi trọng đạo trung - hiếu (trung với vua, trung quân ái quốc; hiếu với cha mẹ - tổ tiên); Tam cương (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng); Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Đạo trung hiếu cương thường được coi là rường cột của xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX và đến lượt Đặng Huy Trứ vận dụng, thực hành đạo trung - hiếu đã chứa đựng tinh thần nhân văn, nhân bản và cả sự sáng tạo.
    Trong suốt cả cuộc đời đi học, dạy học và làm quan, Đặng Huy Trứ đều nghĩ đến và giữ gìn nếp nhà thế gia Nho nghiệp. Khi từ biệt vợ, đi sứ sang Trung Quốc năm 1863, ông viết: “Đi xa ngàn dặm, người trời Nam, kẻ đất Bắc nhưng đạo cương thường vẫn là muôn thuở lẽ sống của tôi”(6). Theo đòi nghiệp Nho, Đặng Huy Trứ coi trọng trung hiếu, ông tự thề với mình khi đi sứ Quảng Đông lần đầu năm 1865: “Vượt biển trèo non, dù hiểm nguy cũng phải coi như bằng phẳng. ở đời tấm lòng trung hiếu là có quan hệ đến an nguy của đất nước”(7). Nếu không có bề tôi trung thành, lúc quốc gia hữu sự nhà vua biết trông cậy vào ai. Hoặc trong gia đình cũng vậy, nếu người con bất hiếu thì thật là nhà vô phúc. Trên đường xa nước vùng viễn xứ ông bộc bạch: “Tấm lòng một đời ta là làm tròn trách nhiệm người trung thần và người con hiếu” (Viễn diểu - Nhìn ra xa)(8). Dù làm gì hay ở đâu, Đặng Huy Trứ cũng lo tròn đạo trung hiếu. Trong khi đi sứ lần thứ hai (1867 - 1868), ông tâm sự khi ốm: “Ta há phải là người ham sống sợ chết, trước sau chỉ một lòng lo nước, lo nhà. Cơ hội trăm năm họa hay phúc là ở ngày nay”. “Nhờ chín chữ cù lao của cha mẹ mới có thân này. Làm bầy tôi ra sức vì chữ Trung đã báo đáp được bao nhiêu? Phận làm con theo đuổi chữ Hiếu, cũng chưa vẹn toàn(9)... Trong bài Tự thuật của Tĩnh Trai, tác giả tự thuật về mình: “Năm nay tôi đã bốn mươi tư (1868), từ nay sống một ngày là tu tỉnh một ngày. Đối với lỗi lầm trong dĩ vãng thì cốt sao thắng được, đối với tương lai cốt sao không vấp ngã. Như thế cũng là để đền đáp ơn vua, sớm tối không trễ nải thờ vua để thành người tôi trung. Như thế cũng là để đền đáp cha mẹ, sớm tối luôn nhớ để thành người con hiếu”(10).
    Mặc dù Đặng Huy Trứ dốc nhiều tâm sức để thực hành đạo trung hiếu. nhưng rồi chính ông cũng thừa nhận: “Trung và Hiếu, xưa nay khó vẹn cả hai(11) (Họa bài Tâm sự khi ốm của quan Tuần phủ Quảng Đông Tương Hương họ Tưởng).
    Qua những trước tác thơ văn dẫn trên và qua việc xuất xử - làm thầy, làm quan của ông sau đây, ta sẽ thấy suy nghĩ cụ thể của Đặng Huy Trứ về đạo trung hiếu: Thông phán ở Ty Bố chính Thanh Hóa (1857); Tri huyện Quảng Xương (1858); Theo Hoàng Kế Viêm đi thử pháo, sau về làm thơ tỏ thái độ quyết chiến với Pháp; Tri phủ Thiên Trường (1861); làm việc ở Nội các (1862); Ngự sử lĩnh chưởng ấn Binh khoa (1863); Bố chánh Quảng Nam (1864); đi Hương Cảng (1865); Bố chánh Nam Định (1867); đi sứ Quảng Châu (1867); mua “Tân thư”, “Binh thư”, máy móc gửi về nước...”; Thương biện tỉnh vụ Hà Nội; Khâm phái thương biện quân vụ Sơn - Hưng - Tuyên; mở hiệu ảnh “Cảm hiếu đường”; mở nhà in “Trí trung đường” (1869); Bang biện quân vụ - Lạng - Bằng -Ninh - Thái; cùng giúp Hoàng Kế Viêm đánh dẹp biên giới (1871), Đặng Huy Trứ tử trận ở Đồn Vàng Chợ Bến ngày 7-8-1874(12). Cuộc đời nhập thế, năng động, sáng tạo của Đặng Huy Trứ tất cả vì lo cho nước, cho dân, không biểu hiện thái độ cố chấp “khắc chu cầu kiếm” như nhiều nhà Nho xưa, mặc dù nhân tình thế thái thời đại của ông không mấy thuận theo. Dân ta còn chìm đắm trong nghèo nàn, lạc hậu. Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) và chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ, nhà vua Tự Đức không dám tuyên bố kháng Pháp, thật là một bi kịch Tự Đức. Trong khi nhân dân ở nhiều nơi Bắc - Trung - Nam đã tự phát tổ chức chống Pháp, trong những ngày tháng lâm nguy của đất nước, về hình thức Đặng Huy Trứ vẫn giữ lòng trung vào nhà vua, nhưng trên thực tế là trung hiếu chỉ hướng về phía nhân dân. Và ông tin rằng sẽ đến lúc dân ta sẽ xoay trời lại, sẽ giành lại được non sông. Từ suy nghĩ đến hành động, Đặng Huy Trứ rất coi trọng dân: “Dân là gốc của nước” (Văn tế cầu mưa)(13). Dân giàu nước mạnh... “Tuy nhiên thế mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi” (Họa lại bài thơ của Tổng đốc Nghệ An)(14). Những điều tâm niệm, những việc ông làm mong chữa trị “bệnh nghèo đói” do thiên tai lụt lội, hạn hán, bệnh tật, quan lại đục khoét, giặc giã gây ra. Đặng Huy Trứ cảm nhận được đối với muôn dân kiếm được “miếng ăn gian nan”.
    Trong tám chính sách thì cái ăn là chính sách hàng đầu: “dân dĩ thực vi thiên” (dân lấy ăn làm trời), cực chẳng đã mới phải bỏ ăn. Cày để ăn không có lúc nào gọi là cuối năm: “Ăn ngọc không được nhàn hạ, ăn thịt phải lo cho ai ?” làm sao khiến cho dân ăn rau có thể không có cái lo về gạo ăn, ăn mà không làm, xưa coi là nhục. Đủ ăn dân mới thư thái. Dân không được ăn, ta ăn làm sao được?(15). Từ đó ông nhắc nhở người làm quan - kẻ quân tử “phụ mẫu chi dân” (cũng là tự nhắc mình trách nhiệm trước nhân dân) cần biết trông nom “con đỏ” siêng cần (giống như bà nhũ mẫu trông nom đứa trẻ lọt lòng trải bao gian khó nhọc nhằn). Trong thơ tự răn mình, Đặng Huy Trứ viết: “Hưởng phúc không khó mà tạo ra phúc mới khó. Phúc không tạo ra thì hưởng sao yên. Một sợi tơ, một hạt gạo đều nhờ phúc ấm của tổ tiên. Gấm vóc cao lương là đầu mối của tai họa. “Muốn cho nhà cửa rạng rỡ, hãy trồng cây đức. Không muốn làm lợi cho dân thì đừng làm quan...”(16).
    Trách nhiệm của kẻ sĩ - quan lại thay vua “chăn dân” thực quá rõ ràng. Đặng Huy Trứ cho rằng: “Tạo hóa sinh ra ta không phải để ngồi không, đối với cái lợi, cái hại của dân sớm đã có quan hệ. Văn chương, sớ tấu tầm thường đâu phải là vàng ngọc. Trăm vạn dân đen há là cỏ rác ? Muốn được làm dòng nước nhỏ chảy về biển cả và đâu chịu tay không mà xuống núi cao ? Bổng lộc mình được hưởng là mỡ dầu của dân, nhưng liệu có làm nên được gì ? Ăn không như ta cũng mặt dày!”(17).
    Bởi thế, để báo đền ơn dân, ông vừa hành động cứu giúp dân, vừa cho lập kho Nghĩa Thương ở Thanh Hóa (1857), đề nghị xây Nghĩa trang cho dân (1861), giải quyết nạn đói do hạn hán, bão lụt ở Quảng Nam v.v. Ông viết bài này khuyên giải về người quân tử không ăn không (quân tử bất tố xan): “...Ta sinh ra may mắn được làm người. Đã được làm người lại được là nam nhi. Đã được là nam nhi lại được làm quan, từ kẻ áo vải mà nay có cân đai áo mũ. Triều đình có gạo kho để khuyến khích kẻ sĩ, hạt hạt trong kho đều là châu là ngọc, trăm cay ngàn đắng mới có được. Chính mỡ dầu của dân làm cho ta no bụng. Ăn mỡ dầu ấy phải tính sao đây? Chớ để năm tháng trôi đi vô ích...”(18). Người quân tử, kẻ làm quan không ăn không, chớ lười biếng; mà hãy siêng năng với công việc. Để lo tròn bổn phận người làm quan trước dân phải “lo trước vui sau”. Theo Đặng Huy Trứ, tư chất của người làm quan muốn giúp ích cho dân phải gồm đủ “thanh, kiệm, cần”. Để giữ thanh liêm, chính ông trong lúc nghèo túng, gia đình rất cần tiền của để lo thuốc thang cho con, miếng ăn cho gia đình, nhưng ông đã đuổi thẳng cổ kẻ đến nhà riêng”(19).
    Khi viết tựa sách Từ thụ yếu quy (Những nguyên tắc chủ yếu của việc không nhận và nhận quà cáp, biếu xén) (1867), Đặng Huy Trứ cũng phải than rằng: “Trong ba chữ răn mình của nhà quan thì chữ thứ nhất là “thanh”, “thanh” là liêm khiết giữ mình, không lấy của ai mảy may. Nhưng người làm quan ngày nay mà hoàn toàn “thanh” thì khó lắm...
    Trải hơn 12 năm làm quan (1856 - 1867) với thực tế phong phú những điều mắt thấy tai nghe, Đặng Huy Trứ tổng kết làm hai loại: “Không nhận gồm 104 trường hợp, nhận gồm 5 trường hợp” viết thành sách. Cũng theo Đặng Huy Trứ, thực ra đó là “phương châm làm quan, là qui phạm gia đình, để làm khuôn phép cho bản thân và con cháu đời sau của tôi” (20). Lời sách khiêm nhường mà đầy ý nghĩa giáo huấn sâu xa đối với những bạn đồng liêu đương thời và đối với cả hậu học, hậu thế .
    3. Thay lời kết
    Trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, sự ra đời của triều Nguyễn đồng thời với việc tái lập chế độ quân chủ Nho giáo không còn vào lúc thịnh thời, sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp đã sớm phá vỡ sự ổn định xã hội, khiến Nho giáo và việc thực thi tư tưởng Nho giáo không còn đắc dụng. Trước và đặc biệt sau khi mất nước, tư tưởng Nho giáo không còn là chỗ dựa, là cứu cánh để xoay chuyển tình thế, mọi cuộc canh tân đặt ra đều quá muộn. Chính hoàn cảnh đó đã quy định và hạn chế vai trò tích cực của các nhân vật lịch sử đương thời.
    Những trình bày ở trên về Nho giáo “trong tâm thức và hành xử” của Đặng Huy Trứ về chữ “trung” chữ “hiếu” (rường cột của tư tưởng Nho giáo) cho thấy trước sau ông vẫn là một nhà Nho, một trí thức nêu tấm gương sáng về lòng yêu nước. Thời thế lúc đó thực hành đạo trung hiếu thật khó vẹn toàn. Theo chúng tôi, khi vua đã xa dân, không đứng về phía nhân dân để chống Pháp, thì Đặng Huy Trứ lại đứng về phía kháng Pháp (chủ chiến), như vậy ông đã đứng về phía nhân dân (trung vua chỉ là hình thức). Những điều ông suy nghĩ , những việc ông làm cốt để giữ chữ “hiếu với dân” (hiếu với bố mẹ, ông bà, tổ tiên, trả ơn báo đáp nhân dân vì “bổng lộc mà mình được hưởng là mỡ dầu của dân”). Có ý kiến cho rằng ông thiên về “nghĩa”(21), luôn luôn lo đền ơn đáp nghĩa nhân dân. Một ông quan mẫu mực của việc thân dân. Đặng Huy Trứ coi trọng dân: “dân vi quý”, suốt đời vì dân, tư tưởng thân dân của ông mang tính nhân văn - nhân bản cao cả, thực không kém các bậc tiền bối trong lịch sử nước nhà. Những đóng góp tích cực của Đặng Huy Trứ trên nhiều lãnh vực: giáo dục, quân sự, kinh tế, đặc biệt là trong thơ văn của ông đã làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nước nhà.

Chú thích:
 (1), (2) GS. Phan Đại Doãn (chủ biên) - Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam (tái bản). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999, tr.93.
 (3) Đại Nam thực lục chính biên (quyển 29, tập 15) Nxb. KHXH, H. 1973, tr.5-16.
 (4) Thực lục... Sđd, tập 32, tr.126.
 (5) Đặng Huy Trứ - con người và tác phẩm (viết tắt: ĐHT). Nxb. TP Hồ Chí Minh 1990, tr.62.
(6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16), (17), (18), (19), (20 Sđd, tr.310, 305, 323, 446, 465, 429, 191, 152, 298, 297, 168, 177... (443-444).
(21). Xem thêm: Một số vấn đề... Nho giáo Việt Nam. Sđd.
Tsubo Yôshiharu: Nho giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam - Văn hóa - Nghệ thuậtt số 2/1999, tr.94 - 96.

Nguồn: Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (47) năm 2011. Phiên bản điện tử: http://www.hannom.org.vn

Đền thờ Đặng tộc khu vực miền Bắc

Hình Đền thờ ngài thủy tổ Đặng Oánh Đại Vương - tại Bắc Ninh
01 .Đền thờ ngài Đặng Oánh xã Trung Kênh, huyện Gia Lương,tỉnh Bắc Ninh. Đền thờ có trước thời Tiền Lê,(di tích lịch sử văn hóa) hiện còn lưu giữ được 13 đạo sắc phong của các triều vua.

02 .Đền thờ tổ Đặng Phúc Mãn tại xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
(Cao Đường Thượng Thái Thủy Tổ Khảo Đặng Quý Công Phước Mãn (hiệu là Cương Nghị) ông sinh 1128 tại Chương Mỹ Hà Tây làm quan thời vua Lý Anh Tông ,năm 19 tuổi theo lệnh vua dẫn 1000 quân đi xây dựng thành Yên Hưng tại Quảng Ninh...cuối đời ông về sống tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông sinh ra được 5 người con:1. Đặng Cương Luận - 2. Đặng Phúc Đường - 3. Đặng Kỳ Lục - 4. Đặng Nhân Kính & Hiền Sĩ Đặng Nghiêm. (lễ giỗ tổ Đặng Phúc Mãn 09/09 âm lịch hằng năm).


03 .Nhà thờ An Thắng Hầu (Đặng Phúc An) là cháu của tổ Đặng Quang, em ruột Quốc Công Đặng Tất tại thôn Bùi Đông Giáp Nhị Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì Hà Nội được xây dựng năm 1427 khi giặc Minh rút về nước.
Lễ giỗ của ngài hằng năm là ngày mùng 5 tháng giêng Âm Lịch


04 .Nhà thờ họ Đặng tại Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội(Đây là nhà thờ dòng dõi hoàng giáp Đặng Công Thiệp, con thứ tư của anh hùng dân tộc Tể Tướng Đặng Dung).


05 .Phủ Thờ Lương Xá tại Chương Mỹ, Hà Tây, Hà Nội là phủ thờ họ Đặng.Theo cuốn gia phả của Ứng quận công Đặng Đình Tướng ghi lại các vị được thờ trong phủ này là hậu duệ của tể tướng Đặng Dung - Quốc công Đặng Tất. (phủ thờ này do chúa Trịnh Tráng xây dựng, hiện nay là di tích lịch sử cấp quốc gia)

06 .Lăng mộ Ngài Đô Đốc Đặng Tiến Đông tại Lương Xá, Hà Tây, Hà Nội. Ngài Đặng Tiến Đông là hậu duệ của Tể Tướng Đặng Dung.

07 .Lăng mộ Ngài Đô Đốc Đặng Tiến Đông tại Lương Xá, Hà Tây, Hà Nội. Ngài Đặng Tiến Đông là hậu duệ của Tể Tướng Đặng Dung.

08 .Cổng vào phủ thờ Quốc Lão Ứng Quận Công Đặng Đình Tướng.(Tổ Đặng Đình Tướng sinh năm kỷ mùi 1649 đời vua Lê Thần Tông,là con thứ 3 của ngài Yến Quận Công Đặng Tiến Thự, Dòng dõi hậu duệ chi giáp của Quốc Công Đặng Tất, cháu đời thứ 10 của anh hùng dân tộc Tể Tướng Đặng Dung).

09 .Đền thờ Cao Quyền Công Chúa - Đặng Thị Xuân Dung tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Tây Hà Nội. Bà là con gái của ngài Hà Quận Công-Thượng Trụ Quốc Thượng Trật - Đặng Tiến Vinh,và là cháu nội của Thái Nghĩa Quốc Công Thượng Đẳng Đại Vương - Đặng Huấn (là hậu duệ Đặng Đình Nghi con của Tể Tướng Đặng Dung).Lễ giỗ ngày 1/5 âm lịch hằng năm(Đền thờ được hậu thế công đức trùng tu xây dựng lại năm 1997).

10 .Đền thờ Ngài thám hoa Đặng Ma La (di tích lịch sử văn hóa) tại số 152/147 đường Đình Đông TP Hải Phòng. (Thám hoa Đặng Ma La sinh năm 1233 mất 1285, là con của hiền sĩ Đặng Nghiêm. Ngài làm quan Thẩm Hình Viện thời vua Trần Thái Tông và làm tướng võ huấn luyện quân lính tại vùng Trúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây, cung cấp cho vua Trần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ II năm 1258).

11 .Ông Đặng Thế Điện, Chủ tịch Hội đồng Đặng Tộc tỉnh Phú Thọ dâng hương lăng mộ ngài tiến sĩ Đặng Duy Minh tại thôn Vĩnh Mộ, làng Thanh Hà, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.(Tiến sĩ Đặng Duy Minh là hậu duệ đời thứ 4 của tể tướng Đặng Dung. Ngài đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn 1604).

12.Đền thờ ngài Tể Tướng Đặng Dung, tại Yên Trị, Ý Yên, Nam Định,được nhân dân địa phương xây dựng từ lúc ngài Đặng Dung còn sống vì biết ơn ngài năm 1411 đã về đây xuất lương cứu dân và cho quân sĩ đắp cao bờ đê chống lũ lụt .

13.Ba vị ( người đứng bên trái là Giáo Sư-Tiến Sĩ Đặng Đình Áng, người đứng ở giữa là kiến trúc sư Đặng Văn Thảo Chủ Tịch Hội Đồng Đặng Tộc Việt Nam, người đứng bên phải là Giáo Sư - Tiến Sĩ Đặng Lương Mô) về thăm nhà thờ Đặng Đại Tôn Hành Thiện Nam Định.

14 .Nhà thờ họ Đặng xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội thờ tổ Đặng Giản Trực thời nhà Trần thế kỷ XIII .

 

Đền thờ Đặng tộc khu vực miền Trung


01 .Toàn cảnh đền thờ Quốc Công Đặng Tất - tại Phù Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh .Quốc Công Đặng Tất sinh năm Nhâm Thìn (1352-1409).Nhà thờ này được xếp di tích lịch sử văn hóa.(Quốc Công Đặng Tất là con cả của tổ Đặng Đình Dực và là cháu đời thứ 10 của Cao Đường Thái Tổ Đặng Phúc Mãn).


02 .Nhà thờ chi tộc Đặng Ngọc... làng Hưng Đông, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Vì hoàn cảnh khách quan không lưu được gia phả nên theo các cụ kể lại chi tộc Đặng Ngọc tại đây là hậu duệ của chi tộc Đặng Xuân Trường, Nam Định.

03 .Nhà thờ Đặng Đại Tôn tại xã Diễn Thọ, Diễn Châu, Nghệ An thờ Ngài Đặng Thừa Thiệu thuộc dòng dõi Quốc Công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung, anh hùng dân tộc chống quân Minh (Nhà thờ này được hậu duệ trùng tu lại vào năm 1932)

04 .Lăng mộ ngài Thái Bảo nhân hầu Đặng Bá Kiển tại Can Lộc, Hà Tĩnh sinh 1309 - mất 1395, giỗ ngày 10 tháng giêng âm lịch(Thái Bảo Nhân Hầu Đặng Bá Kiển là con của tổ Đặng Lộ  và là cháu đời thứ 7 của Cao Đường Thái Tổ Đặng Phúc Mãn).

05 .Đền thờ ngài Đặng Chủng (sinh 1376) tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. (ngài là em ruột của tể tướng Đặng Dung, con thứ 2 của Quốc Công Đặng Tất) Ngài làm quan Hàn Lâm Viện Hiệu Thảo thời vua Trùng Quang Đế, khi anh là Đặng Dung bị giặc Minh bắt ông về ẩn ở chùa Hương Tích làm thiền sư.(Đền thờ Ngài được xếp vào di tích lịch sử văn hóa)

06 .Đền thờ Ngài Thiếu Bảo Liêu Quận Công Thượng Trụ Quốc Thượng Trật Đặng Sĩ Vinh tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

07 .Đền thờ ngài Thái Nhạc Quận Công Đặng Sĩ Hàn ( Đặng Hiệt) tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

08 .Đại diện Hội Đồng Đặng Tộc Toàn Quốc  thăm nhà thờ ngài thám hoa Đặng Văn Kiều tại Thạch Bình, Thạch Hà, Hà Tĩnh (di tích lịch sử văn hóa).

09 .Lăng mộ bà Tổ Cô Đặng Thị Thúy Hạnh - Hậu Phi Giản Định Đế,con gái út của Quốc Công Đặng Tất tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, dưới chân núi Hồng Lĩnh.

10 .Đình thờ tại làng Lương Quán, phường Thủy Biều, Thành Phố Huế (dân làng xưa nay vẫn thờ ngài Đặng Quý tại đây)

11 .Nhà thờ ngài Đặng Quý em ruột Quốc công Đặng Tất tại làng Lương Quán, Thừa Thiên Huế

12.Nhà thờ tổ Hoàng Giáp Đặng Di (Chiêm) Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.(Hoàng Giáp Đặng Di (Chiêm) là con thứ 3 của anh hùng dân tộc Tể tướng Đặng Dung.Khi cha bị bắt giải sang Yên Kinh cuối năm 1413, ông đến lập nghiệp tại Mạo Phố Sơn Vi nay là huyện Thanh Ba tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1453 Triều Vua Lê Nhân Tông ông làm quan đến chức Thừa Chính Sứ Ty Tham Nghị Hóa Châu).

13.Ông Đặng Văn Thảo, chủ tịch Hội Đồng Đặng Tộc Việt Nam thắp hương tưởng nhớNgài Đặng Quốc Đống tại miếu thờ ở ngã ba Sanh Hồng, Phú Bình, Huế.(Năm 1789: Cuộc tiến quân dẹp quân Thanh giải phóng Đông Đô của Vua Quang Trung,khi đi ngang qua Bến Thủy, Sông Lam, Hà Tĩnh ngài chiêu mộ thêm 5 vạn quân tại vùng này và giao Tướng Đặng Quốc Đống (tức Đô đốc Long) chỉ huy đánh thẳng vào Đống Đa tiêu diệt quân Thanh góp công giải phóng Đông Đô.)

14 .Ông Đặng Công Các-Phó Chủ tịch Hội Đồng Đặng Tộc Thừa Thiên Huế-viếng nhà thờ tộc Đặng làng Văn Xá, Thừa Thiên Huế.

15.Hội đồng Đặng tộc Việt Nam thăm nhà thờ họ Đặng làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

16.Hội Đồng Đặng Tộc Việt Nam thăm nhà thờ tộc Đặng Huỳnh tại An Bằng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

17.Nhà thờ họ Đặng xóm Tây Giáp Thượng Diên Trường, Vĩnh Hưng, Phú Lộc,Thừa Thiên Huế (nhà thờ này thờ cụ tổ Đặng Văn Tư).

18.Nhà thờ thôn Nghi Giang, xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, tổ là ai không rõ, đến nay được 10 đời.Ông Đặng Cừ đời 8 hiện là tộc trưởng.

20.Nhà thờ cụ Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) ở làng Thanh Lương,xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế.(Cụ Đặng Huy Trứ là tổ Nhiếp Ảnh Việt Nam)

21.Nhà thờ tộc Đặng làng Mỹ Xá, Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

22.Nhà thờ tộc Đặng Phước làng An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

26.Ông Đặng Công Các-Phó Chủ tịch Hội Đồng Đặng Tộc Thừa Thiên Huế-viếng nhà thờ họ Đặng Văn làng An Xuân,xã Quảng An huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

27.Toàn cảnh khu Miếu và Lăng mộ ngài Quốc Công Đặng Tất tại làng Thế Vinh, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

28.Bên trong miếu thờ ngài Quốc Công Đặng Tất

29.Đại diện Hội Đồng Đặng Tộc Toàn Quốc viếng đền thờ ngài Đặng Diệm tại làng Diệm Sơn, xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.(Ngài Đặng Diệm là Tướng Công triều vua Lê Thánh Tông (1471).Đến thời các vị vua chúa triều Nguyễn phong ngài làm Thần Hoàng Diệm Sơn)

30.Lăng mộ Tiền Hiền Đặng Nở Công làng An Trạch, Hòa Tiến, Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng.

31.Đại Diện Hội Đồng Đặng Tộc Toàn Quốc viếng nhà thờ Chi Nhất của Tiền Hiền Đặng Nở Công làng An Trạch, Hòa Tiến, Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng.

32.Đại diện Hội đồng Đặng Tộc Toàn Quốc viếng nhà thờ Tộc Đặng Tiền Hiền Đặng Nở Công làng An Trạch, Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngày 16/8 Âm Lịch là ngày giỗ Ngài Tiền hiền Đặng Nở Công làng An Trạch.

33.Đại diện Hội Đồng Đặng Tộc Toàn Quốc viếng nhà thờ tộc Đặng Văn làng An Trạch, Hòa Tiến, Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng.(Ông Đặng Văn Hường, Phó Chủ Tịch Thường Trực Hội Đồng Đặng Tộc Việt Nam là hậu duệ của chi tộc nhà thờ này), ngày 2-3 Âm Lịch là ngày chạp mả)

34. Đình thờ tổ Đặng Tích trong quần thể đình ngũ tộc tiền hiền tại thôn Túy Loan, huyện Hòa Vang, TP . Đà Nẵng

35.Nhà thờ tổ Đặng Văn Tài thuộc chi I phái II Đặng tộc Xuân Hòa, Thành Phố Đà Nẵng

36.Nhà thờ cụ Đặng Ngọc Quyền ở thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam

37.Nhà thờ tổ Đặng Quang Thời, cháu 6 đời cụ Đặng Kháng tại thôn Lệ Sơn II, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

38.Nhà thờ tổ Đặng Văn Nhơn tại thôn Phú Sơn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng.

39.Đền thờ và lăng mộ của Đô Huyền Hầu Đặng Văn Văn tại Quảng Ngãi.

40.Ông Đặng Văn Hường, Phó Chủ tịch Hội Đồng Đặng Tộc Việt Nam viếng Từ đường Đặng tộc xã Nghĩa Hiệp, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Thờ tổ Đặng Văn Thơ.

42.Lễ khánh thành Đặng Gia Đường (tổ của tiến sĩ Đặng Công Tráng) tại xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Hình bên góc trái là ông Đặng Văn Hường đại diện cho Hội Đồng Đặng Tộc Việt Nam trao tặng bức hoành phi cho Đặng Gia Đường trong ngày lễ khánh thành.

43.Nhà thờ chi tộc Đặng Từ Đường tại thôn Bồ Đề, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Được xây dựng mới và khánh thành ngày 20-6 năm Tân Mão. Hiện nay ông Đặng Văn Thuận là đại diện chi tộc tại nhà thờ này.

44.Nhà thờ tổ Đặng Khẩn xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

45.Nhà thờ họ Đặng tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
 

 
Powered by Blogger